Khám phá công việc của những con người thầm lặng đắng sau những tựa game đình đám

Ngoài những nhân vật lẫy lừng và gần gũi với công chúng như game thủ eSport, Youtubers hay steamer còn rất nhiều người hùng thầm lặng nhẫn nại phát triển lên những tựa game vạn người mê. Chúng ta cùng tìm hiểu xem họ là ai và họ đóng góp như thế nào vào việc xây dựng lên những tựa game đó nhé.

Producer - Trọng trách trong mọi ngóc ngách

Khám phá công việc của những Hiệp sĩ thầm lặng mà không có họ thì những tựa game bom tấn sẽ không thể ra đời - Ảnh 1.

Miyamoto, Game Designer và Producer

Nhận trách nhiệm nặng nề nhất về sự hình thành một tựa game là Producer. Người chịu trách nhiệm chính về mọi mặt của sản phẩm. Làm đủ mọi việc, can thiệp vào tất cả các công việc. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra sản phẩm tốt nhất.

Hình trên là ông Miyamoto vừa là Game Producer vừa là Game Designer của tựa game nổi tiếng Donkey Kong, Super Mario và Metroid Prime. Ông là người tạo dựng lên thế giới game đầy ắp màu sắc trong tuổi thơ của phần lớn game thủ trên thế giới.

Game designer – Tinh tế trong từng thiết kế

Khám phá công việc của những Hiệp sĩ thầm lặng mà không có họ thì những tựa game bom tấn sẽ không thể ra đời - Ảnh 2.

Notch- Game designer và programmer của Minecraft

Nếu Producer là người chịu trách nhiệm tổng thể toàn bộ trò chơi thì Game designer là người thiết kế và tinh chỉnh các tính năng trong game để người chơi có trải nghiệm tuyệt với nhất. Game designer sẽ viết luật chơi, xác định game theme (chủ đề game). Thiết kế các sự kiện, cân chỉnh chỉ số trong game.

Bởi trách nhiệm nặng nề đó nên người game designer cần rất nhiều sự sáng tạo, tính cẩn thận và sự thấu hiểu người chơi sâu sắc.

Ở các công ty lớn người ta sẽ chuyên môn hóa game designer thành các loại sau:

- Mechanic designer: Người thiết kế luật chơi nền tảng của trò chơi

- Narrative designer: Những câu chuyện gay cấn được viết bởi bàn tay tài hoa của anh ta.

- Economy designer: Mọi món đồ, các chế độ VIP do người này nghiên cứu và đưa ra giá.

- Analytics designer: Công việc của anh ta là phân tích hành vi người dùng để đề xuất tinh chỉnh game hợp lý.

- Level designer: Các bản đồ, các màn chơi nhờ anh chàng này mà đầy kịch tích và logic.

- Combat Designer: Người thiết kế để các màn đấm đá, bắn giết ấn tượng.

Artist – Đưa cả thế giới đẹp đẽ vào trong game

Khám phá công việc của những Hiệp sĩ thầm lặng mà không có họ thì những tựa game bom tấn sẽ không thể ra đời - Ảnh 3.

Yoshikata Amano Họa sĩ game Final Fantasy

Bàn tay tài hoa tạo hình cho từng cái cây ngọn cỏ trong game. Nhờ tài năng của họ mà thế giới trong game trở nên sống động đầy màu sắc. Có những game đẹp như thật, những game còn đẹp hơn thật nữa cơ. Về khía cạnh chuyên môn hóa có thể chia thành các artist sau:

- Concept artist: Người thiết các hình tượng các nhân vật, bối cạnh, phong cách. Các sản phẩm đầu ra không được sử dụng trong game nhưng sẽ giúp các 2d và 3d artist tạo ra các hình mẫu trong game.

- 2D artist: Người vẽ các hình 2 chiều, nhân vật bối cảnh đôi khi là giao diện.

- UI artist: Chỉ chuyên vẽ giao diện người dùng trong game

- 3D artist: Người tạo ra các hình khối 3d và lợp các lớp texture để tạo thành nhân vật, đồ vật 3d

- Technical artist: Người chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề khó khăn trong việc sử dụng các công cụ để tạo ra các hình ảnh. Technical artist còn qui định về các kích thước và chỉ số của các file xuất của họa sĩ. Anh chàng này làm việc cực kì sát sao với programmer

- Environmentalist: Họa sĩ vẽ môi trường trong game.

- Charactarist: Họa sĩ chuyên vẽ nhân vật.

- Texturist: Họa sĩ chuyên vẽ texture cho mô hình 3D

Programmer – Lập trình cho mọi thứ thành hình

Khám phá công việc của những Hiệp sĩ thầm lặng mà không có họ thì những tựa game bom tấn sẽ không thể ra đời - Ảnh 4.

Tommy Refenes- programmer của game Super Meat Boy

Là người làm cho game "chạy". Lập trình viên sẽ dựa vào thiết kế của game designer và hình ảnh của artist để tạo ra sản phẩm game có thể tương tác được. Không có anh, những hình ảnh cũng chỉ bất động mà thôi, những luật chơi chỉ là chữ viết trên tờ giấy. Programmer cực kì quan trọng và thường có mức lương tương xứng với công sức mà anh bỏ ra.

Programmer cũng có nhiều loại programmer:

- Front End Programmer: Chịu trách nhiệm về logic game, giao diện

- Back End Programmer: Chịu trách nhiệm về phần server game. Chỉ game online mới có thể loại này.

Sound composer – Thanh âm cho bớt lặng câm

Khám phá công việc của những Hiệp sĩ thầm lặng mà không có họ thì những tựa game bom tấn sẽ không thể ra đời - Ảnh 5.

Kevin Macleod- Sáng lập trang Incompetech là một trang free music được các game developer sử dụng.

Bạn bao giờ chơi game mà không mở loa hay tai nghe chưa. Cực kì khó chịu luôn. Bởi vì âm thanh là một phần cốt yếu tạo nên trải nghiệm tuyệt với của game. Những bản nhạc nền hoành tráng, những âm thanh bom nổ rung trời đất là do sound composer tạo nên.

Chi phí để mua hiệu ứng âm thanh và nhạc nền cũng khá tốn kém nên những nhà làm game thường đến địa chỉ quen thuộc là Incompetech để down nhạc miễn phí, mà toàn nhạc hay mới sướng chứ.

Tester – Tìm diệt những thứ oan nghiệt

Khám phá công việc của những Hiệp sĩ thầm lặng mà không có họ thì những tựa game bom tấn sẽ không thể ra đời - Ảnh 6.

Ben Brode - Bắt đầu với vị trí tester sau đó là lead design của HearthStone: Heroes of Warcraft

Khi các bạn chơi game mà bị lỗi thì chỉ có tức điên và chửi om xòm. Nhưng tester gặp lỗi game thì họ sẽ cười he he và báo cho programmer. Họ giúp tìm ra những lỗi của sản phẩm game và có những đề xuất cải thiện game tốt hơn. Tester bỏ rất nhiều thời gian để chơi game để xem tính năng có lỗi gì không nên họ rất hiểu con game mà họ test. Đôi khi tester còn hiểu rõ game hơn cả game designer vì còn có ai chơi nhiều game đó hơn họ đâu.

Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và được xem nhiều thiết kế họ sẽ đào tạo cho mình khả năng phân tích và thiết kế game. Rất nhiều game designer bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò là tester. Ben Brode, game designer của Hearthstone: Heroes of Warcraft là một ví dụ cho con đường sự nghiệp này.

Theo GameK

Bình luận